---------

10+ tác dụng của tinh dầu quế – sức khỏe, làm đẹp và hơn thế nữa

10+ tác dụng của tinh dầu quế – sức khỏe, làm đẹp và hơn thế nữa

    1. Tìm hiểu về đặc điểm của tinh dầu quế

    Tinh dầu quế là gì?

    Tinh dầu quế là sản phẩm chiết xuất từ cây quế được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có tò mò người ta sẽ chiết xuất tinh dầu quế từ đâu và như thế nào không? Có một điều mà ít ai biết đó chính là hầu hết tất cả các bộ phận trên cây quế như vỏ, thân, lá, rễ đều có thể chiết xuất thành tinh dầu!

    Tinh dầu quế

    Tinh dầu quế

    Quế có thuộc họ Lauraceae, có tên khoa học là Laurus cinnamomum. Đây là loại cây trồng rất phổ biến ở các quốc gia Châu Á, đặc biệt là Nam Á. Thậm chí đây còn được mệnh danh là xứ xở của quế khi từ hàng hàng năm trước đi quế, bột quế và tinh dầu quế đã được người dân bản địa sử dụng. Đến nay quế vẫn là mặt hàng được xuất khẩu nhiều ở các quốc gia Nam Á.

    Hiện nay người ta tính được rằng trên thế giới có khoảng 100 loài quế. Tuy nhiên quế Cylon và quế Trung Quốc vẫn là 2 loại quế trồng và sử dụng nhiều nhất. 

    Nhắc đến lịch sử của các loại hương liệu thì quế được xếp vào nhóm có niên đại lâu đời nhất. Từ nhiều thế kỷ trước, trong các tài liệu đã ghi lại sự có mặt của quế trong nền văn hóa của người Ai Cập và Trung Quốc. Thậm chí, ở Ai Cập quế còn là loại gia vị và hương liệu cao cấp, giá trị của nó sánh ngang với vàng.

    Thành phần hóa học của tinh dầu quế

    Theo một số nghiên cứu khoa học, có 3 thành phần hóa học chính trong tinh dầu quế bao gồm:

    • Cinnamaldehyde
    • Eugenol
    • Linalool

    Mặc dù chiếm đến 85% tổng thành phần hóa học có trong tinh dầu quế nhưng khi chiết xuất tinh dầu ở mỗi bộ phận khác nhau của cây quế thì tỷ lệ của các thành phần này cũng có sự thay đổi. Nếu bạn chiết xuất tinh dầu từ vỏ cây thì cinnamaldehyde sẽ chiếm tỷ lệ cao. Nếu bạn chiết xuất tinh dầu từ lá thì eugenol sẽ chiếm tỷ lệ cao. Còn nếu bạn chiết xuất xuất tinh dầu từ rễ cây thì thành phần  linalool hay còn gọi là long não sẽ chiếm tỷ lệ cao.

    Tác dụng của tinh dầu quế

    Tác dụng của tinh dầu quế

    Trên thị trường hiện nay có 2 loại tinh dầu phổ biến là tinh dầu lá quế và vỏ quế. Tinh dầu làm từ rễ quế ít được sản xuất hơn do nồng độ tinh dầu không cao và công đoạn làm sạch rất mất thời gian. Cách nhận biết tinh dầu lá quế và vỏ quế đó là:

    • Tinh dầu vỏ quế có màu nâu đỏ, nhìn bằng mắt  thường cảm thấy rấ sánh đặc.
    • Tinh dầu bằng lá quế có màu nhạt hơn một chút.

    Công dụng của 2 loại tinh dầu chiết xuất từ lá quế và vỏ quế không có mất sự khác biệt. Sự khác nhau rõ rệt nhất có lẽ mà mùi hương. So với tinh dầu từ lá, tinh dầu từ vỏ mạnh và nồng hơn

     

    2. Tinh dầu quế dùng để làm gì? 10 tác dụng của tinh dầu quế

    1. Hỗ trợ tốt cho tim mạch

    Sử dụng tinh dầu quế rất có lợi cho hệ tim mạch. Điều này đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Kết quả áp dụng thử trên động vật cho thấy hàm lượng cholesterol có hại và cholesterol toàn phần giảm đáng kể khi dùng tình dầu quế.

    Bên cạnh đó thành phần trong tinh dầu quế còn giúp tăng khả năng sản sinh Nitric Oxit (NO). Đây là một chất đóng vai trò tăng lưu lượng máu đến các tế bào trong cơ thể, tăng khả năng tuần hoàn màu. Nhờ đó làm giảm nguy cơ xuất hiện tình trạng đau tim hay đột quỵ.

    Không dừng lại ở đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra tinh dầu quế còn có khả năng chống viêm, bảo vệ các động mạch ở tim, giúp trái tim luôn được chăm sóc khỏe mạnh.

    2. Tốt cho nam giới

    Theo một nghiên cứu của Ấn Độ, tinh dầu quế rất có lợi với nam giới, đặc biệt là những người đang gặp vấn đề về sinh lý yếu. Tinh dầu quế giúp cải thiện tình trạng bất lực ở đàn ông, tăng ham muốn và cương dương. 

    Tinh dầu quế có tác dụng gì?

    Tinh dầu quế có tác dụng gì?

    3. Giúp giảm lượng đường trong máu

    Với những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường được khuyên nên dùng tinh dầu quế. Nguyên nhân bởi các kết quả nghiên cứu trên người và động vật cho thấy tinh dầu quế có khả năng kích thích bài tiết Insulin. Nhờ đó nó làm hạ lượng đường trong máu, giảm cảm giác thèm đồ ngọt và giữ đường huyết của bạn được ổn định.

    Bạn có thể kết hợp tinh dầu quế trong các bữa ăn hằng ngày để giúp ổn định đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên không nên lạm dụng tinh dầu quế bởi nếu dùng quá mức cơ thể bạn sẽ rơi vào tình trạng tụt đường rất nguy hiểm.

    4. Giúp chăm sóc môi, da và tóc

    Với những ai gặp vấn đề về môi da và tóc như môi khô, da mụn, tóc gãy rụng…nên sử dụng tinh dầu quế. Theo một nghiên cứu khoa học thực hiện vào năm 2017, thành phần trong tinh dầu quế có khả năng ngăn chặn sự hình thành tuyến viêm và hỗ trợ tái tạo lại các mô. Do vậy, với vấn đề về viêm da như nổi mụn, phát ban tinh dầu quế có tác dụng rất tốt.

    Như đã nói ở trên, tinh dầu quế giúp tăng khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu quế kết hợp với một số dược liệu khác để điều trị các vấn đề về tóc và môi.

    Phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất là kết hợp vài giọt tinh dầu quế với dầu dừa, trộn đều hỗn hợp rồi bôi lên môi và tóc. Sau 1 – 2 lần sử dụng bạn sẽ rất nhanh thấy hiệu quả.

    Lưu ý khi sử dụng tinh dầu quế

    Lưu ý khi sử dụng tinh dầu quế

    5. Giúp giảm cân hiệu quả

    Khả năng giảm cân của tinh dầu quế đã được chứng minh hiệu quả rất tốt.

    Trước hết, tinh dầu quế giúp ổn định lượng đường trong máu ở bạn, hạn chế cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm ngọt,

    Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Metabolism thì thành phần cinnamaldehyde có trong tinh dầu quế giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và sinh nhiệt ở lớp mỡ dưới da của bạn. Mỡ dưới da “đốt cháy” nhanh hơn giúp bạn nhanh chóng có được thân hình săn chắc, khỏe mạnh.

    6. Cải thiện tình trạng loét dạ dày

    Vi khuẩn Helicobacter pylori hay còn là vi khuẩn HP được ví như kẻ thì của dạ dày. Chúng là nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu thử nghiệm ở các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày khi cho họ sử dụng 40mg chiết xuất quế trong thời gian 4 tuần cho thấy kết quả rất khả quan.

    Mặc dù không tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP nhưng kết quả cho thấy khả năng hoạt động của chúng gần như bị “đóng băng” không tấn công đến cơ thể.

    Theo một kết quả nghiên cứu khác công bố vào năm 2000, thành phần eugenol có trong tinh dầu quế giúp phục hồi các vết loét dạ dày, ngăn chặn tình trạng vết loét trở nặng.

    7. Loại bỏ ký sinh trùng

    Tinh dầu quế và các sản phẩm có chứa tinh dầu quế có khả năng loại bỏ một số loại ký sinh trùng.

    Vào năm 2014, một nghiên cứu khoa học chứng minh được rằng, sự kết hợp giữ tinh dầu quế và gừng đã làm ngăn chặn sự phát triển của G. lamblia – Một loại ký sinh trùng gây ra bệnh về đường ruột cho con người.

    Mộ nghiên cứu khoa học khác cũng công bố kết quả rất đáng mừng khi Plasmodium falciparum – Một loại ký sinh trùng sốt rét được được tinh dầu quế ngăn chặn và chống lại sự phát triển của chúng. 

    8. Giúp giảm đau họng

    Tinh dầu quế giúp giảm đau họng. Nguyên nhân có được kết quả như vậy là do trong tình dầu quế chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường chức năng hệ miễn dịch trong cơ thể. 

    Cách thông dụng nhất là bạn pha một ly nước chanh ấm với 1 – 2 giọt tinh dầu quế. Sẽ rất nhanh thôi bạn sẽ thấy tình trạng đau rát họng chấm dứt.

    9. Loại bỏ nấm móng

     Candidan albicans là loại nấm gây ra tình trạng nấm móng chân, tay và nhiều căn bệnh da liễu khác. Rất may, một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác dụng của tinh dầu quế khi kết hợp với dầu oliu có thể điều trị bệnh nấm tay chân do nấm Candidan albicans gây ra.

    Bạn trộn tinh dầu quế với tinh dầu ô liu rồi bôi lên vùng da bị nấm. Sau vài ngày tình trạng bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.

    10. Là bài thuốc khử mùi tự nhiên

    Trong tất cả các công dụng của tinh dầu quế, có lẽ tác dụng khử mùi là được sử dụng phổ biến nhất. Tinh dầu quế có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa nấm và vi khuẩn phát sinh. Bạn để một lọ tinh dầu quế trong nhà sẽ khiến không gian có hương thơm rất dễ chịu và không có mùi ẩm mốc.
     

     

    Nguồn: 10+ tác dụng của tinh dầu quế – sức khỏe, làm đẹp và hơn thế nữa (wikiohana.net)

    Bài viết khác
    Zalo
    Hotline